"Khởi nghiệp ở tuổi bao nhiêu là ổn?" hay câu hỏi "Chưa đi làm ở đâu, có thể khởi nghiệp không?" hoặc "Khởi nghiệp thì cần tích lũy những gì?"
Trong khi người người bàn về khởi nghiệp, quốc gia khởi nghiệp, thanh niên khởi nghiệp đang diễn ra khắp nơi thì chủ đề khởi nghiệp "nóng hổi" hơn bao giờ hết. Có một điều mình cảm thấy luôn tâm đắc trong hành trang khởi nghiệp đó chính là việc "tích lũy kinh nghiệm" cho hành trang của mình.
Tích lũy kinh nghiệm có thể đơn giản như tự trải nghiệm và đưa ra phương pháp, tích lũy kinh nghiệm từ việc học bạn bè, học người đi trước và cả thế giới kiến thức khổng lổ từ Internet.
Kinh nghiệm có được chính là việc bạn chuẩn bị cho mình những kiến thức, nhìn nhận, tham khảo, khảo sát trong quá trình đi làm, học tập trước khi bắt tay vào khởi nghiệp.
Cần những kinh nghiệm gì cho hành trang khởi nghiệp?
Với một người khởi nghiệp bằng sản phẩm mới, bằng chuyên môn cao thì dễ hổng các kiến thức về quản trị, về chiến lược, về thương hiệu. Hơn ai hết chính các bạn Startup phải biết mình cần trang bị gì.
Bắt tay khởi nghiệp từ một người đam mê với ngành truyền hình, phim ảnh. Tôi thấy mình thiếu nhiều thứ lắm: nào là chiến lược thương hiệu, nào là kinh doanh, quan hệ khách hàng, kiến thức về tài chính, thuế má....hay đơn giản hơn là vấn đề nhân sự. Ở Việt Nam, đa số các Startup đều xuất phát điểm là những người làm chuyên môn, kỹ thuật giỏi là những người không phải các chuyên gia về quản trị nên việc không tránh khỏi hổng các kiến thức kia là điều dễ hiểu.
Để không bị bỡ ngỡ hoặc đổ bể khi bắt tay vào Startup các bạn cần tích lũy cho mình các kinh nghiệm sau:
1. Kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh như lựa chọn sản phẩm, lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu, thị trường ngách, tầm nhìn, sứ mệnh...
2. Chiến lược thương hiệu: đơn giản như đặt tên thương hiệu (Brand Name), Điểm khác biệt của thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, quản lý nhận diện thương hiệu (Brand Identity), Định vị thương hiệu (Brand Position) ....
3. Quản trị nhân sự: như chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho cán bộ NV, đề bạt - luân chuyển nhân sự, chuyển giao quyền lực...
4. Truyền thông - Marketing: Bạn không thể chỉ tập trung vào sản phẩm tốt mà quên đi việc truyền thông quảng bá cho sản phẩm của mình. Ngày nay với công nghệ hiện đại thì việc học hỏi tích lũy kiến thức marketing online là việc rất cần với các sản phẩm công nghệ, đặc dù dễ quảng bá trên online.
Tích lũy kinh nghiệm có thể đơn giản như tự trải nghiệm và đưa ra phương pháp, tích lũy kinh nghiệm từ việc học bạn bè, học người đi trước và cả thế giới kiến thức khổng lổ từ Internet.
Còn nhiều thứ nhỏ nhặt hơn cả các thứ trên mà nếu có thể các bạn cũng vẫn cần phải tích lũy như: bắt tay đối tác như thế nào cho đúng, câm ly rượu vang như nào cho đúng trong các party, hợp đồng soạn thảo như thế nào cho chuyên nghiệp hoặc đặt tiêu đề thư như nào thì tốt hơn...
Rất nhiều thứ cần cho hành trang của bạn, hãy bắt đầu tích lũy từ hôm nay nếu bạn đang có kế hoạch KHỞI NGHIỆP.
Chúc bạn thành công!
Hoàng Dũng, CEO of ColorMedia
Hoàng Dũng, CEO of ColorMedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét